- Hướng dẫn sử dụng Photoshop
- Giới thiệu về Photoshop
- Photoshop cũng như các sản phẩm và dịch vụ khác của Adobe
- Photoshop trên iPad (không có ở Trung Quốc đại lục)
- Photoshop trên iPad | Câu hỏi thường gặp
- Làm quen với workspace
- Các yêu cầu hệ thống | Photoshop trên iPad
- Tạo, mở và xuất tài liệu
- Thêm ảnh
- Làm việc với các lớp
- Vẽ và tô màu bằng cọ
- Tạo vùng chọn và thêm mặt nạ
- Chỉnh sửa đối tượng tổng hợp
- Làm việc với các lớp điều chỉnh
- Điều chỉnh tông màu của đối tượng tổng hợp bằng Đường cong
- Áp dụng các thao tác thay đổi hình dạng
- Cắt và xoay đối tượng tổng hợp
- Xoay, lia, thu phóng và đặt lại canvas
- Làm việc với các lớp Văn bản
- Làm việc với Photoshop và Lightroom
- Tải phông chữ bị thiếu trong Photoshop trên iPad
- Văn bản Tiếng Nhật trong Photoshop trên iPad
- Quản lý các cài đặt ứng dụng
- Phím tắt chạm và cử chỉ
- Các phím tắt bàn phím
- Chỉnh sửa kích thước hình ảnh
- Phát trực tiếp khi bạn tạo bằng Photoshop trên iPad
- Chỉnh sửa những điểm không hoàn hảo bằng Công cụ Cọ sửa khuyết điểm
- Tạo các cọ trong Capture và sử dụng chúng trong Photoshop trên iPad
- Làm việc với các tập tin Camera Raw
- Tạo và làm việc với Đối tượng thông minh
- Điều chỉnh độ phơi sáng trong hình ảnh của bạn bằng Làm sáng và Làm tối
- Lệnh điều chỉnh tự động trong Photoshop trên iPad
- Làm mờ các vùng trong hình ảnh bằng Photoshop trên iPad
- Bão hòa hoặc khử bão hòa hình ảnh bằng công cụ Tăng, giảm bão hòa màu
- Điền nhận biết nội dung cho iPad
- Photoshop trên web (không có ở Trung Quốc đại lục)
- Câu hỏi thường gặp
- Các yêu cầu hệ thống
- Các phím tắt bàn phím
- Các loại tập tin được hỗ trợ
- Giới thiệu về workspace
- Mở và làm việc với tài liệu trên đám mây
- Các tính năng AI tạo sinh
- Các khái niệm cơ bản về chỉnh sửa
- Thao tác nhanh
- Làm việc với các lớp
- Chỉnh sửa hình ảnh và loại bỏ những điểm không hoàn hảo
- Tạo nhanh vùng chọn
- Cải thiện hình ảnh với Lớp điều chỉnh
- Di chuyển, thay đổi hình dạng và cắt hình ảnh
- Vẽ và tô
- Làm việc với các lớp Văn bản
- Làm việc với bất kỳ ai trên web
- Quản lý các cài đặt ứng dụng
- Tạo hình ảnh
- Tạo nền
- Hình ảnh tham chiếu
- Photoshop (beta) (không có ở Trung Quốc đại lục)
- AI tạo sinh (không có ở Trung Quốc đại lục)
- Content authenticity (không có ở Trung Quốc đại lục)
- Tài liệu đám mây (không có sẵn ở Trung Quốc đại lục)
- Tài liệu đám mây Photoshop | Câu hỏi thường gặp
- Tài liệu đám mây Photoshop | Câu hỏi về quy trình làm việc
- Quản lý và làm việc với tài liệu trên đám mây trong Photoshop
- Nâng cấp lưu trữ đám mây cho Photoshop
- Không thể tạo hoặc lưu tài liệu trên đám mây
- Giải quyết lỗi tài liệu trên đám mây Photoshop
- Thu thập nhật ký đồng bộ hóa tài liệu trên đám mây
- Mời người khác chỉnh sửa tài liệu trên đám mây của bạn
- Chia sẻ tập tin và nhận xét trong ứng dụng
- Không gian làm việc
- Thông tin cơ bản về Không gian làm việc
- Tùy chọn
- Tìm hiểu nhanh hơn với Bảng Khám phá Photoshop
- Tạo tài liệu
- Đặt tập tin
- Phím tắt mặc định
- Tùy chỉnh phím tắt
- Thư viện công cụ
- Tùy chọn hiệu suất
- Sử dụng công cụ
- Thiết lập sẵn
- Lưới và đường guide
- Cử chỉ chạm
- Sử dụng Touch Bar với Photoshop
- Khả năng cảm ứng và workspace có thể tùy chỉnh
- Xem trước công nghệ
- Siêu dữ liệu và ghi chú
- Khả năng cảm ứng và workspace có thể tùy chỉnh
- Đặt hình ảnh Photoshop vào các ứng dụng khác
- Thước đo
- Hiển thị hoặc ẩn Phần bổ sung không in được
- Chỉ định các cột cho một hình ảnh
- Hoàn tác và lịch sử
- Bảng và menu
- Đặt vị trí các thành phần bằng cách ghim
- Đặt vị trí bằng công cụ Thước đo
- Thiết kế web, màn hình và ứng dụng
- Thông tin cơ bản về hình ảnh và màu sắc
- Cách thay đổi kích thước hình ảnh
- Làm việc với hình ảnh raster và vector
- Kích thước và độ phân giải hình ảnh
- Thu hình ảnh từ máy ảnh và máy quét
- Tạo, mở và nhập hình ảnh
- Xem hình ảnh
- Lỗi đánh dấu JPEG không hợp lệ | Hình ảnh mở đầu
- Xem nhiều hình ảnh
- Tùy chỉnh bộ chọn màu và mẫu màu
- Hình ảnh có dải động cao
- Kết hợp màu sắc trong hình ảnh
- Chuyển đổi giữa các chế độ màu
- Chế độ màu
- Xóa các phần của hình ảnh
- Chế độ hòa trộn
- Chọn màu sắc
- Tùy chỉnh bảng màu được lập chỉ mục
- Thông tin hình ảnh
- Bộ lọc Làm méo không có sẵn
- Giới thiệu về màu sắc
- Điều chỉnh màu sắc và đơn sắc bằng cách sử dụng các kênh
- Chọn màu trong bảng Màu sắc và Mẫu màu
- Mẫu
- Chế độ màu hoặc Chế độ hình ảnh
- Sắc thái màu
- Thêm thay đổi chế độ có điều kiện vào một hành động
- Thêm mẫu màu từ HTML CSS và SVG
- Độ sâu bit và tùy chọn
- Lớp
- Thông tin cơ bản về lớp
- Chỉnh sửa không phá hủy
- Tạo và quản lý các lớp và nhóm
- Chọn, tạo nhóm và liên kết các lớp
- Đặt hình ảnh vào khung
- Độ mờ và hòa trộn của lớp
- Các lớp mặt nạ
- Áp dụng bộ lọc thông minh
- Đối tượng tổng hợp lớp
- Di chuyển, xếp chồng và khóa các lớp
- Lớp mặt nạ với mặt nạ vector
- Quản lý lớp và nhóm
- Hiệu ứng và kiểu lớp
- Chỉnh sửa mặt nạ lớp
- Trích xuất nội dung
- Hiển thị các lớp với mặt nạ cắt
- Tạo nội dung hình ảnh từ các lớp
- Làm việc với Đối tượng thông minh
- Chế độ hòa trộn
- Kết hợp nhiều hình ảnh thành một hình chân dung nhóm
- Kết hợp hình ảnh với các Lớp Tự động hòa trộn
- Căn chỉnh và phân phối các lớp
- Sao chép CSS từ các lớp
- Tải vùng chọn từ ranh giới của lớp hoặc mặt nạ lớp
- Loại bỏ để hiển thị nội dung từ các lớp khác
- Vùng chọn
- Bắt đầu với vùng chọn
- Tạo vùng chọn trong đối tượng tổng hợp của bạn
- Chọn và che dấu workspace
- Chọn bằng công cụ marquee
- Chọn bằng công cụ lasso
- Điều chỉnh vùng chọn điểm ảnh
- Di chuyển, sao chép và xóa các điểm ảnh đã chọn
- Tạo mặt nạ nhanh tạm thời
- Chọn dải màu trong hình ảnh
- Chuyển đổi giữa các đường path và đường viền vùng chọn
- Thông tin cơ bản về kênh
- Lưu vùng chọn và mặt nạ kênh alpha
- Chọn vùng hình ảnh được lấy nét
- Sao chép, tách và hợp nhất các kênh
- Tính toán kênh
- Bắt đầu với vùng chọn
- Điều chỉnh hình ảnh
- Thay thế màu đối tượng
- Cong vênh phối cảnh
- Giảm nhòe do rung máy ảnh
- Ví dụ về Cọ sửa khuyết điểm
- Xuất bảng tra cứu màu
- Điều chỉnh độ sắc nét và độ mờ của hình ảnh
- Hiểu cách điều chỉnh màu sắc
- Áp dụng điều chỉnh Độ sáng/Độ tương phản
- Điều chỉnh chi tiết vùng tối và vùng sáng
- Điều chỉnh mức độ
- Điều chỉnh sắc độ và độ bão hòa
- Điều chỉnh độ rực màu
- Điều chỉnh độ bão hòa màu ở các vùng hình ảnh
- Thực hiện điều chỉnh tông màu nhanh chóng
- Áp dụng hiệu ứng màu đặc biệt cho hình ảnh
- Nâng cao hình ảnh bằng cách điều chỉnh cân bằng màu sắc
- Hình ảnh có dải động cao
- Xem biểu đồ và giá trị điểm ảnh
- Kết hợp màu sắc trong hình ảnh
- Cắt xén và làm thẳng ảnh
- Chuyển đổi hình ảnh màu thành đen trắng
- Các lớp điều chỉnh và điền
- Điều chỉnh đường cong
- Chế độ hòa trộn
- Nhắm mục tiêu hình ảnh cho máy in
- Điều chỉnh màu sắc và tông màu bằng công cụ Bút lấy mẫu màu Mức độ và Đường cong
- Điều chỉnh độ phơi sáng và tông màu HDR
- Làm sáng hoặc làm tối các vùng hình ảnh
- Thực hiện điều chỉnh màu sắc có chọn lọc
- Adobe Camera Raw
- Các yêu cầu hệ thống Camera Raw
- Có gì mới trong Camera Raw
- Giới thiệu về Camera Raw
- Tạo ảnh toàn cảnh
- Ống kính được hỗ trợ
- Hiệu ứng mờ viền, hạt và khử mờ trong Camera Raw
- Phím tắt mặc định
- Tự động điều chỉnh phối cảnh trong Camera Raw
- Bộ lọc Chuyện động xoáy trong Camera Raw
- Quản lý các cài đặt Camera Raw
- Mở, xử lý và lưu hình ảnh trong Camera Raw
- Sửa chữa hình ảnh bằng công cụ Loại bỏ khuyết điểm nâng cao trong Camera Raw
- Xoay, cắt và điều chỉnh hình ảnh
- Điều chỉnh kết xuất màu trong Camera Raw
- Xử lý các phiên bản trong Camera Raw
- Thực hiện các điều chỉnh cục bộ trong Camera Raw
- Sửa chữa và phục hồi hình ảnh
- Cải thiện và chuyển đổi hình ảnh
- Vẽ và tô
- Tô các họa tiết đối xứng
- Vẽ hình chữ nhật và sửa đổi các tùy chọn nét vẽ
- Giới thiệu về vẽ
- Vẽ và chỉnh sửa hình dạng
- Công cụ tô vẽ
- Tạo và sửa đổi cọ
- Chế độ hòa trộn
- Thêm màu vào đường path
- Chỉnh sửa đường path
- Vẽ bằng Công cụ Pha trộn cọ
- Thiết lập sẵn cọ
- Chuyển màu
- Nội suy chuyển màu
- Điền và vẽ các vùng chọn, lớp và đường path
- Vẽ bằng công cụ Bút
- Tạo họa tiết
- Tạo họa tiết bằng cách sử dụng Trình tạo họa tiết
- Quản lý đường path
- Quản lý thư viện họa tiết và thiết lập sẵn
- Vẽ hoặc tô bằng máy tính bảng đồ họa
- Tạo cọ vẽ có kết cấu
- Thêm các yếu tố động vào cọ vẽ
- Chuyển màu
- Vẽ các nét cách điệu bằng Công cụ Cọ lịch sử nghệ thuật
- Tô theo họa tiết
- Đồng bộ hóa các thiết lập sẵn trên nhiều thiết bị
- Di chuyển các thiết lập sẵn, hành động và cài đặt
- Văn bản
- Bộ lọc và hiệu ứng
- Lưu và xuất
- Quản lý màu sắc
- Thiết kế web, màn hình và ứng dụng
- Video và hình ảnh động
- Chỉnh sửa video trong Photoshop
- Chỉnh sửa các lớp video và hình ảnh động
- Tổng quan về video và hình ảnh động
- Xem trước video và hình ảnh động
- Vẽ khung trong các lớp video
- Nhập tập tin video và chuỗi hình ảnh
- Tạo khung hình động
- Creative Cloud 3D Animation (Bản xem trước)
- Tạo hoạt ảnh dòng thời gian
- Tạo hình ảnh cho video
- In ấn
- Tự động hóa
- Tạo hành động
- Tạo đồ họa dựa trên dữ liệu
- Viết kịch bản
- Xử lý một loạt tập tin
- Sử dụng và quản lý hành động
- Thêm hành động có điều kiện
- Giới thiệu về các hành động và bảng Hành động
- Ghi lại các công cụ trong hành động
- Thêm thay đổi chế độ có điều kiện vào một hành động
- Bộ công cụ giao diện người dùng Photoshop dành cho plug-in và tập lệnh
- Khắc phục sự cố
- Sự cố đã khắc phục
- Các sự cố đã biết
- Tối ưu hóa hiệu suất Photoshop
- Khắc phục sự cố cơ bản
- Khắc phục sự cố hoặc treo ứng dụng
- Khắc phục lỗi chương trình
- Khắc phục lỗi đầy ổ lưu trữ ảo
- Khắc phục sự cố GPU và trình điều khiển đồ họa
- Tìm công cụ còn thiếu
- Photoshop 3D | Các câu hỏi thường gặp về các tính năng đã ngừng cung cấp
Tìm hiểu cách xuất tài liệu, bảng vẽ và lớp ở nhiều định dạng và kích thước.
Bạn có thể dùng các tùy chọn Xuất nhanh dưới dạng và Xuất dưới dạng để xuất tài liệu, bảng vẽ, lớp và nhóm lớp trong Photoshop theo định dạng tập tin PNG, JPG và GIF.
Trong bản phát hành Photoshop 22.5 vào tháng 8 năm 2021, tính năng xuất tài liệu Photoshop dưới dạng SVG không còn được hỗ trợ qua tùy chọn Xuất dưới dạng trong Photoshop. Tính năng “Xuất dưới dạng SVG” sẽ không còn được hỗ trợ do có hạn chế và không được sử dụng nhiều. Để tìm hiểu thêm, hãy xem phần Ngừng hỗ trợ tính năng Xuất dưới dạng SVG trong Photoshop.
Dùng tùy chọn Xuất nhanh dưới dạng khi bạn muốn nhanh chóng xuất tác phẩm dựa trên những chế độ cài đặt đã chỉ định trong phần Tùy chọn xuất nhanh.
Để chuyển đến tùy chọn Xuất nhanh dưới dạng, hãy thực hiện một trong hai cách sau:
- Chuyển đến Tập tin > Xuất > Xuất nhanh dưới dạng [định dạng hình ảnh].
- Chuyển đến bảng Lớp. Chọn các lớp, nhóm lớp hoặc bảng vẽ bạn muốn xuất. Nhấp chuột phải vào vùng chọn rồi chọn Xuất nhanh dưới dạng [định dạng hình ảnh] trong menu bối cảnh.
Tùy chọn xuất nhanh
Tùy chọn xuất nhanh cho định dạng, vị trí, siêu dữ liệu và không gian màu
Theo mặc định, tính năng Xuất nhanh sẽ tạo tài nguyên dưới dạng PNG có nền trong suốt, đồng thời luôn đưa ra lời nhắc để bạn chọn vị trí lưu tập tin xuất.
Để thay đổi chế độ cài đặt tính năng Xuất nhanh, hãy thực hiện một trong hai cách sau:
- Chuyển đến Chỉnh sửa > Tùy chọn > Xuất
- Chọn Tập tin > Xuất > Tùy chọn xuất
Bạn có thể chỉ định những tùy chọn sau trong hộp thoại Tùy chọn:
Định dạng xuất nhanh: Chọn một định dạng tập tin hình ảnh để xuất, trong đó có PNG, JPG và GIF. Bạn có thể thiết lập thêm các thông số cho từng định dạng. Ví dụ: Đối với PNG, bạn có thể chỉ định việc xuất tài nguyên có bật Nền trong suốt (32 bit) hoặc xuất Tập tin nhỏ hơn (8 bit). Đối với JPG, bạn có thể đặt Chất lượng xuất.
Vị trí xuất nhanh: Chọn mục này để lựa chọn vị trí lưu hình ảnh được xuất ra bằng tính năng Xuất nhanh. Chọn một trong những thao tác sau:
- Hỏi nơi xuất trong mỗi lần xuất: Nhắc bạn chọn một vị trí mỗi khi xuất tài nguyên.
- Xuất tập tin vào một thư mục tài nguyên bên cạnh tài liệu hiện tại: Thêm tài nguyên hình ảnh vào một thư mục phụ có tên Assets (Tài nguyên) trong thư mục chứa tài liệu Photoshop gốc.
Xuất nhanh siêu dữ liệu: Sử dụng tùy chọn này để bao gồm cả siêu dữ liệu, như Bản quyền và Thông tin liên hệ trong tài nguyên được xuất ra. Độ phân giải vật lý, chẳng hạn như DPI hoặc PPI, sẽ luôn được bao gồm.
Xuất nhanh không gian màu: Chọn xem có chuyển các tài nguyên thành không gian màu sRGB hay không.
Vị trí cho tính năng Xuất dưới dạng: Xem phần Xuất dưới dạng bên dưới.
Sử dụng tùy chọn Xuất dưới dạng để tinh chỉnh các chế độ cài đặt tính năng xuất mỗi khi bạn xuất các lớp, nhóm lớp, bảng vẽ hoặc tài liệu Photoshop dưới dạng hình ảnh. Mỗi lớp, nhóm lớp hoặc bảng vẽ được chọn sẽ được xuất thành một tài nguyên hình ảnh riêng biệt.
Để mở hộp thoại Xuất dưới dạng, hãy thực hiện một trong hai cách sau:
- Chuyển đến Tập tin > Xuất > Xuất dưới dạng để xuất tài liệu Photoshop hiện tại. Nếu tài liệu của bạn chứa các bảng vẽ, tất cả bảng vẽ trong tài liệu sẽ được xuất thông qua hộp thoại này.
- Chuyển đến bảng Lớp. Chọn các lớp, nhóm lớp hoặc bảng vẽ bạn muốn xuất. Nhấp chuột phải vào vùng chọn rồi chọn Xuất dưới dạng trong menu ngữ cảnh.
Trong bản phát hành Photoshop 23.3 vào tháng 4 năm 2022, hộp thoại Xuất dưới dạng được hỗ trợ qua nền tảng UXP (Nền tảng mở rộng thống nhất) chứ không phải nền tảng CEP (Nền tảng mở rộng chung), vì UXP hỗ trợ nhiều tính năng hiện đại hơn và dễ thiết kế hơn.
Cài đặt hộp thoại và tùy chọn vị trí cho tính năng Xuất dưới dạng
Cài đặt hộp thoại Xuất dưới dạng
Bạn có thể đặt các tùy chọn sau trong hộp thoại Xuất dưới dạng:
Định dạng: Chọn PNG, JPG hoặc GIF.
Cài đặt theo từng định dạng: Đối với PNG, bạn có thể chỉ định việc xuất tài nguyên có bật Nền trong suốt (32 bit) hoặc xuất hình ảnh nhỏ hơn (8 bit). Đối với JPEG, hãy xác định chất lượng hình ảnh mong muốn bằng thanh trượt (từ 1 đến 7). Ảnh GIF sẽ có nền trong suốt theo mặc định. Trong khi xuất tài nguyên PNG, hãy lưu ý những điều sau:
- Khi bạn chọn Nền trong suốt, hệ thống sẽ tạo tài nguyên PNG 32 bit
- Khi bạn chọn Tập tin nhỏ hơn, hệ thống sẽ tạo tài nguyên PNG 8 bit
- Khi bạn không chọn những mục trên, hệ thống sẽ tạo tài nguyên PNG 24 bit
Kích thước: Chỉ định chiều rộng và chiều cao của tài nguyên hình ảnh. Chiều rộng và chiều cao được cố định cùng nhau theo mặc định. Việc thay đổi chiều rộng sẽ tự động thay đổi chiều cao tương ứng. Nếu bạn muốn chỉ định ranh giới canvas của tài nguyên được xuất, hãy xem bài viết Kích thước canvas.
Tỷ lệ: Chọn độ lớn của hình ảnh được xuất. Tùy chọn này sẽ có ích khi bạn xuất các tài nguyên có độ phân giải lớn hơn hoặc nhỏ hơn. Việc thay đổi tỷ lệ sẽ ảnh hưởng đến kích thước hình ảnh.
Lấy mẫu lại: Chọn phương pháp lấy mẫu lại. Việc lấy mẫu lại nghĩa là thay đổi lượng dữ liệu hình ảnh khi bạn thay đổi kích thước điểm ảnh hoặc độ phân giải của hình ảnh, thường là trong khi đổi kích thước hình ảnh.
- Song tuyến tính: Thêm điểm ảnh bằng cách lấy trung bình giá trị màu của các điểm ảnh xung quanh. Phương pháp này cho ra kết quả có chất lượng trung bình.
- Song lập phương: Phương pháp chậm hơn nhưng chính xác hơn dựa trên việc kiểm tra giá trị của điểm ảnh xung quanh. Dựa trên việc tính toán phức tạp, phương pháp Song lập phương tạo ra hiệu ứng chuyển tông màu mượt mà hơn so với phương pháp Song tuyến tính hoặc Lấy mẫu lại vùng gần nhất.
- Song lập phương mượt mà hơn: Phù hợp để phóng to ảnh dựa trên phương pháp nội suy Song lập phương, nhưng có thể tạo ra kết quả mượt mà hơn.
- Song lập phương sắc nét hơn: Phù hợp để giảm kích thước ảnh dựa trên phương pháp nội suy Song lập phương trong khi vẫn tăng độ sắc nét. Phương pháp này duy trì độ chi tiết trong ảnh được lấy mẫu lại. Nếu phương pháp Song lập phương sắc nét hơn khiến cho một số vùng trong ảnh trở nên sắc nét quá mức, hãy thử dùng Song lập phương.
- Song lập phương tự động: Tự động chọn phương pháp lấy mẫu Song lập phương phù hợp với hình ảnh.
- Vùng gần nhất: Phương pháp nhanh nhưng ít chính xác hơn, giúp nhân bản các điểm ảnh trong ảnh. Phương pháp này được dùng cho hình minh họa có các cạnh chưa khử răng cưa. Phương pháp này giúp giữ lại các cạnh sắc nét và tạo ra tập tin nhỏ hơn. Tuy nhiên, phương pháp này có thể tạo ra hiệu ứng răng cưa và hiệu ứng này sẽ trở nên rõ hơn khi bạn mở rộng hình ảnh hoặc thực hiện nhiều thao tác trên một vùng chọn.
- Giữ nguyên chi tiết: Trong khi đổi kích thước ảnh, phương pháp này sẽ coi việc giữ nguyên các chi tiết và độ sắc nét của ảnh là tiêu chí trọng yếu.
Kích thước canvas: Nếu tài nguyên của bạn cần có chiều rộng và chiều cao nhất định, hãy dùng các giá trị đó để xác định Kích thước canvas. Hộp thoại Xuất dưới dạng sẽ cập nhật bản xem trước để căn giữa hình ảnh trong các giới hạn đó. Tùy chọn này sẽ có ích trong một số tình huống, chẳng hạn như sau:
- Bạn đang xuất các biểu tượng có nhiều kích thước nhưng cần được căn giữa trong các hộp có kích thước 50x50 điểm ảnh.
- Bạn đang xuất ảnh biểu ngữ có kích thước nhỏ hơn hoặc lớn hơn kích thước theo yêu cầu.
Nếu lớn hơn kích thước canvas, hình ảnh sẽ được cắt bớt theo giá trị chiều rộng và chiều cao được đặt cho canvas. Nếu kích thước canvas lớn hơn ảnh thì không gian mới sẽ được lấp đầy tùy thuộc vào nội dung ảnh của bạn. Nếu bạn có một lớp nền thì lớp này sẽ được điền màu trắng. Nếu bạn không có lớp nền và phần cài đặt định dạng của bạn hỗ trợ nền trong suốt, thì lớp nền sẽ trở nên trong suốt. Nếu tập tin của bạn đang dùng Chế độ màu được lập chỉ mục, tập tin sẽ được điền mẫu màu cuối cùng trong bảng màu. Bạn có thể nhấp vào Đặt lại để đảo ngược các giá trị đó thành những giá trị được đặt trong phần Kích thước ảnh.
Siêu dữ liệu: Xác định xem bạn có muốn nhúng siêu dữ liệu giới hạn, như bản quyền và thông tin liên hệ, vào tài nguyên được xuất hay không. Độ phân giải vật lý, chẳng hạn như DPI hoặc PPI, sẽ luôn được bao gồm.
Không gian màu: Chỉ định các mục được chọn theo mặc định sau đây:
- Liệu bạn có muốn chuyển tài nguyên được xuất sang không gian màu sRGB hay không.
- Liệu bạn có muốn nhúng cấu hình màu vào tài nguyên được xuất hay không.
TÙY CHỌN VỊ TRÍ cho tính năng Xuất dưới dạng
Để thay đổi tùy chọn vị trí cho tính năng Xuất dưới dạng, hãy thực hiện một trong hai cách sau:
- Chuyển đến Chỉnh sửa > Tùy chọn > Xuất
- Chọn Tập tin > Xuất > Tùy chọn xuất
Trong hộp thoại Tùy chọn, hãy chọn một mục trong phần Vị trí cho tính năng Xuất dưới dạng.
- Xuất tài nguyên đến vị trí của tài liệu hiện tại.
- Xuất tài nguyên đến vị trí được chỉ định lần gần nhất.
Bạn có thể xuất các lớp, bảng vẽ hoặc tài liệu đã chọn dưới dạng tài nguyên ở nhiều kích thước thông qua hộp thoại Xuất dưới dạng.
Để thực hiện, hãy làm theo các bước sau:
- Trong bảng bên trái của hộp thoại Xuất dưới dạng, hãy chọn một kích thước tài nguyên phù hợp, ví dụ như 1.25x.
- Chọn hậu tố cho tài nguyên được xuất ở kích thước tài nguyên phù hợp. Ví dụ như ở mức 1.25x. Hậu tố giúp bạn dễ dàng quản lý tài nguyên được xuất.
- Nhấp vào biểu tượng “+” để chọn thêm kích thước và hậu tố cho tài nguyên được xuất.
Các tùy chọn thu nhỏ/mở rộng mà bạn chọn được áp dụng cho tất cả các lớp hoặc bảng vẽ bạn đã chọn.
Bạn có thể xuất và lưu các lớp dưới dạng tập tin riêng lẻ bằng nhiều định dạng, trong đó có PSD, BMP, JPEG, PDF, Targa và TIFF. Các lớp được đặt tên tự động vào thời điểm lưu. Bạn có thể đặt các tùy chọn để kiểm soát việc tạo tên.
Để xuất lớp dưới dạng tập tin, hãy làm như sau:
- Chọn Tập tin > Xuất > Xuất các lớp sang tập tin.
- Trong hộp thoại Xuất các lớp sang tập tin, ở mục Đích, hãy nhấp vào Duyệt để chọn thư mục đích cho các tập tin được xuất. Theo mặc định, các tập tin đã tạo sẽ được lưu vào thư mục mẫu dưới dạng tập tin nguồn.
- Nhập tên vào hộp văn bản Tiền tố tên tập tin để xác định tên chung cho các tập tin.
- Chọn tùy chọn Chỉ các lớp nhìn thấy được nếu bạn chỉ muốn xuất những lớp được hiển thị trong bảng Lớp. Hãy dùng tùy chọn này nếu bạn không muốn xuất tất cả các lớp. Tắt trạng thái hiển thị những lớp mà bạn không muốn xuất.
- Chọn một định dạng tập tin trong menu Loại tập tin. Đặt các tùy chọn nếu cần.
- Chọn mục Bao gồm cấu hình ICC nếu bạn muốn nhúng cấu hình không gian làm việc vào tập tin được xuất. Bước này rất quan trọng đối với những quy trình công việc được quản lý màu.
- Nhấp vào Chạy.
You can export artboards as separate files. Follow these steps:
- In Photoshop, select File > Export > Artboards To Files.
- In the Artboards To Files dialog, do the following:
- Choose the destination where you want to save the generated files.
- Specify a file name prefix.
- Specify whether you want to export artboard content only or want to include overlapping areas as well.
- Specify whether you want to export all artboards or only the ones currently selected.
- Specify whether you also want to export artboard backgrounds along with the artboards.
- Choose the file type to whcih you want to export. You have the option to export as BMP, JPEG, PDF, PSD, Targa, TIFF, PNG-8, or PNG-24.
- Specify the export options for the file type you have selected.
- Specify whether you want to also export the artboard names along with the exported artboards. You can specify a custom font, font size, font color, and canvas extension color while selecting this setting.
- Specify whether you want to also export the artboard names along with the exported artboards. You can specify a custom font, font size, font color, and canvas extension color while selecting this setting.
- Click Run. Photoshop exports the artboards as files in the selected format.
You can export artboards as PDF documents. Follow these steps:
- In Photoshop, select File > Export > Artboards To PDF.
- In the Artboards To PDF dialog, do the following:
- Choose the destination/location where you want to save the generated PDF documents.
- Specify a file name prefix for the generated PDF documents. For example, Campaign_insurance.
- Specify whether you want to export only content on the artboards or also the content in areas overlapping the artboards.
- Specify whether you want to export all artboards or only the ones currently selected.
- Specify whether you also want to export artboard backgrounds along with the artboards.
- Specify whether you want to generate a single PDF for all the artboards in the current document, or generate one PDF document per artboard. If you choose to generate multiple PDF documents, all of those documents take the file name prefix you specified earlier.
- Specify an encoding for the exported PDF documents: ZIP or JPEG. If you chose JPEG, also specify a Quality setting (0-12).
- Specify whether you want to include the International Color Consortium (ICC) Profile in the exported PDF documents. An ICC profile comprises data that characterizes a color input or output device.
- Specify whether you want to also export the artboard names along with the exported artboards. You can specify a custom font, font size, font color, and canvas extension color while selecting this setting.
- Click Run. Photoshop generates the PDF document.
Tính năng Xuất dưới dạng SVG trong Photoshop vốn luôn là một tính năng thử nghiệm. Trong bản phát hành Photoshop 22.5 vào tháng 8, tính năng này đã không còn được hỗ trợ do có hạn chế và không được sử dụng nhiều.
Nếu vẫn muốn xuất tài liệu Photoshop dưới dạng SVG, bạn có thể làm theo những cách giải quyết sau đây:
- Chuyển đến mục Tùy chọn > Xuất và bật mục Sử dụng quy trình “Xuất dưới dạng” cũ. Thoát rồi khởi chạy lại Photoshop.
- Định dạng SVG có thể được xử lý tốt hơn trong các ứng dụng véc-tơ như Illustrator và XD, vì Photoshop chủ yếu xử lý tài liệu dựa trên điểm ảnh. Hãy mở tập tin PSD của bạn trong Adobe XD hoặc Illustrator để sử dụng chức năng xuất dưới dạng SVG. Để tìm hiểu thêm về cách xuất tập tin trong XD hoặc Illustrator, hãy tham khảo:
Các giới hạn xuất định dạng SVG trong Photoshop
- Văn bản có thể không được kết xuất như mong đợi. Để có độ trung thực tốt nhất, hãy chuyển lớp văn bản thành hình dạng trước khi xuất thành SVG.
- Mặt nạ lớp và mặt nạ cắt không được kết xuất như mong đợi. Thay vào đó, bạn nên dùng mặt nạ véc-tơ để xuất định dạng SVG.
- Lớp nền được chuyển thành lớp trong suốt khi xuất thành SVG. Nhân bản lớp nền trong bảng Lớp để lớp đó xuất hiện trong hình ảnh SVG được xuất.
Không gian màu nào là phù hợp nhất để xuất tài liệu Photoshop của tôi?
Bạn nên dùng sRGB khi xuất ảnh dùng cho web, vì tùy chọn này xác định không gian màu của màn hình tiêu chuẩn được dùng để xem hình ảnh trên web. sRGB cũng là lựa chọn tốt khi bạn làm việc với hình ảnh chụp bằng máy ảnh kỹ thuật số cho người tiêu dùng thông thường, vì hầu hết những máy ảnh này đều dùng sRGB làm không gian màu mặc định.
Để tìm hiểu thêm về không gian màu và cài đặt, hãy xem Cài đặt màu.
Các lát cắt xuất là gì?
Lát cắt chia hình ảnh thành các hình ảnh nhỏ hơn được ghép lại trên một trang web bằng bảng HTML hoặc lớp CSS. Việc chia hình ảnh giúp bạn có thể gán các liên kết URL khác nhau để tạo ra phần điều hướng trang, hoặc tối ưu hóa từng phần của hình ảnh bằng chế độ cài đặt tối ưu hóa riêng. Để xuất và tối ưu hóa một hình ảnh được cắt lát, hãy dùng tùy chọn Lưu cho web (cũ). Photoshop lưu mỗi lát cắt dưới dạng một tập tin riêng biệt và tạo ra mã HTML hoặc CSS cần thiết để hiển thị hình ảnh được cắt lát.
Để tìm hiểu thêm, hãy xem Cắt lát trang web.
Tôi có thể xuất tài liệu Photoshop bằng tùy chọn Lưu cho web không?
Có. Bạn vẫn có thể dùng tùy chọn Lưu cho web (cũ) để xuất tài nguyên. Để xuất tài liệu bằng tùy chọn xuất cũ này, hãy chọn Tập tin > Xuất > Lưu cho web (cũ).
Lỗi: Lưu cho web của Adobe
Khi bạn dùng Photoshop trên macOS 10.15.x và chọn Tập tin > Xuất > Lưu cho web, bạn sẽ thấy thông báo lỗi "Lỗi Lưu cho web của Adobe: Không thực hiện được thao tác này. Đã xảy ra lỗi không xác định".
Để tìm hiểu cách giải quyết, hãy xem bài viết Photoshop và hệ điều hành macOS Catalina (10.15).
Lỗi: Quy trình kết xuất video đã bắt đầu nhưng không hoàn tất được
Khi bạn chọn Tập tin > Xuất > Kết xuất video..., quy trình này không hoàn tất được.
Để tìm hiểu cách giải quyết, hãy xem bài viết Photoshop và hệ điều hành macOS Catalina (10.15).
Lỗi: “Đã xảy ra vấn đề với Trình tạo” khi khởi chạy Photoshop
Lỗi: “Đã xảy ra vấn đề Trình tạo. Vui lòng thoát Photoshop rồi thử lại. Nếu vấn đề vẫn tiếp diễn, hãy xóa mọi phần bổ trợ của bên thứ ba hoặc thử cài đặt lại Photoshop”. có thể xảy ra khi khởi chạy Photoshop hoặc sử dụng các chức năng liên quan đến Trình tạo.
Để tìm hiểu về giải pháp thay thế, hãy xem bài viết Lỗi “Đã xảy ra vấn đề với Trình tạo” khi khởi chạy Photoshop.
Lỗi: Lớp trống
Các lớp bị trống hoặc không thể kết xuất hình ảnh sẽ không kết xuất được qua hộp thoại Xuất dưới dạng. Những lớp này có thể là mặt nạ cắt, lớp điều chỉnh hoặc chỉ là các lớp không có điểm ảnh.
Lỗi: Hình ảnh nằm ngoài ranh giới của tài liệu
Thao tác Xuất không thể kết xuất hình ảnh vì ảnh tràn ra bên ngoài canvas. Hãy di chuyển hình ảnh sao cho nằm vừa trong canvas